Niềng răng có làm răng yếu đi không? Các phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay

Niềng răng là gì? Đây có thực sự là giải pháp tối ưu giúp khắc phục tình trạng hô, móm, răng lệch lạc…? Thực tế, niềng răng không còn là khái niệm quá xa lạ với nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai khi niềng cũng hiểu rõ và biết hết được lợi ích của phương pháp này. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về phương pháp niềng răng.

Niềng răng là gì?

Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ nha khoa để điều chỉnh lại các răng mọc lệch lạc, hô, móm, thưa… Qua đó, mang lại cho bạn hàm răng thẩm mỹ hơn với nụ cười tỏa sáng và giúp khuôn mặt trở nên hài hòa.

Niềng răng ở Đà Lạt


Vậy những trường hợp nào cần niềng răng?

- Răng hô, vẩu

Là trường hợp răng hàm trên bị chìa ra gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt. Thậm chí, một số trường hợp nặng còn không thể khép môi được.

- Răng mọc chen chúc

Răng mọc chen chúc khiến hàm răng mất thẩm mỹ và gây ra cảm giác nhiều răng trong miệng. Việc niềng răng sẽ giúp sắp xếp các răng thẳng hàng và đẹp hơn.

Các loại niềng răng


- Sai khớp cắn

Sai khớp cắn có nhiều kiểu nhưng phổ biến là: Khớp cắn ngập (không thấy răng hàm dưới), khớp cắn ngược (không thấy răng hàm trên), khớp cắn chéo.

Dù là kiểu sai khớp cắn nào cũng gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Bởi khi này, bạn không thể ăn uống như người bình thường được. Đồng thời, răng cửa không thể cắn thức ăn.

Thậm chí, sai khớp cắn còn khiến răng bạn bị mài mòn nhanh hơn, răng dễ bị sâu hơn, dễ mắc bệnh nha chu…

- Răng móm

Là tình trạng răng hàm dưới nhô ra và lệch so với răng hàm trên. Điều này không chỉ làm mất hài hòa trên khuôn mặt mà còn ảnh hưởng đến việc ăn uống.

Tất cả những trường hợp răng trên đây đều nên tiến hành niềng răng để hàm răng hài hòa hơn. Đồng thời, bằng phương pháp niềng răng cũng giúp đảm bảo chức năng ăn nhai.

Niềng răng mắc cài chất lượng ở Đà Lạt


Niềng răng có tác dụng gì?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến hiện nay với nhiều ưu điểm vượt trội như:

- Tính thẩm mỹ cao

Niềng răng giúp các răng lệch lạc, hô, móm, thưa… dịch chuyển về đúng vị trí. Nhờ đó, mang lại hàm răng đều đẹp với tính thẩm mỹ cao, giúp bạn tự tin khi cười.

- Quá trình ăn nhai thuận lợi hơn

Một hàm răng không ngăn nắp trên cung hàm sẽ khiến việc ăn nhai trở nên khó khăn. Do đó, niềng răng là giải pháp tối ưu giúp răng về đúng khớp cắn và giúp việc ăn nhai trở nên dễ dàng.

- Giảm áp lực cho quai hàm

Trường hợp nếu răng hàm trên hoặc hàm dưới hô quá nhiều có thể gây tổn hại cho hàm răng. Từ đó, gây khó khăn trong quá trình ăn nhai. Thậm chí, với trường hợp khớp cắn quá sâu còn khiến bệnh nhân dễ cắn vào phần mô răng bên trong. Do đó, gây tổn hại đến xương hàm.

Chính vì vậy, niềng răng sẽ khắc phục hiệu quả tình trạng này. Từ đó, giúp giảm áp lực cho quai hàm khi nhai cắn thức ăn.

- Sở hữu hàm răng khỏe đẹp trong tương lai

Sau thời gian niềng răng, bạn sẽ sở hữu cho mình hàm răng khỏe đẹp. Tình trạng khuôn mặt mất cân đối, răng hô, móm, thưa… ở tuổi mới lớn sẽ không còn. Đồng thời, việc niềng răng còn hạn chế được các bệnh về răng miệng.

Có thể thấy, niềng răng là giải pháp tối ưu giúp khắc phục những khuyết điểm răng hô, móm, thưa, lệch lạc… Qua đó, giúp bạn sở hữu hàm răng đều đẹp và chuẩn khớp cắn. 

Niềng răng có những phương pháp nào hiện nay?

Hiện nay, niềng răng có rất nhiều phương pháp khác nhau như dưới đây. Tùy vào tình trạng răng và nhu cầu của khách hàng mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp.

- Niềng răng kim loại

Đây là phương pháp niềng răng ra đời sớm nhất và được đánh giá là mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, hiện nay niềng răng mắc cài kim loại được nhiều người lựa chọn vì chi phí thấp hơn so với các phương pháp khác.

Tuy nhiên, điểm hạn chế của phương pháp này là tính thẩm mỹ không cao. Do đó, với những ai yêu cầu sự thẩm mỹ, làm công việc phải giao tiếp nhiều thì đây không phải lựa chọn lý tưởng.

- Niềng răng mắc cài sứ

So với niềng răng mắc cài kim loại thì niềng răng mắc cài sứ mang tính thẩm mỹ cao hơn. Chính vì vậy, dù cơ chế hoạt động giống nhau nhưng niềng răng mắc cài sứ chi phí cao hơn.

Niềng răng mắc cài sứ


- Niềng răng tự đóng (niềng răng tự buộc)

Là loại niềng có hệ thống nắp trượt thay thế cho dây thun. Hệ thống nắp trượt này giúp giữ cố định dây cung và các mắc cài. Từ đó, đảm bảo quá trình chỉnh răng diễn ra liên tục và hiệu quả.

- Niềng răng mắc cài mặt trong

Niềng răng mắc cài mặt trong là kỹ thuật niềng được thực hiện bằng cách gắn mắc cài vào bề mặt trong của răng. Nhờ vậy, người niềng sẽ không cảm thấy tự ti khi giao tiếp.

Niềng răng mắc cài mặt trong


Tuy nhiên, cũng vì sự tiện lợi này mà niềng răng mắc cài mặt trong có chi phí cao hơn các loại niềng răng khác.

- Niềng răng trong suốt Invisalign

Niềng răng trong suốt là bước đột phá lớn trong công nghệ chỉnh nha hiện nay. Thay vì sử dụng mắc cài truyền thống thì nhiều người lựa chọn khay niềng. Khay niềng trong suốt ôm sát mặt răng, dịch chuyển răng từng chút một. Quá trình này diễn ra cho tới khi răng về đúng vị trí và cân bằng khớp cắn.


Độ tuổi nào thích hợp nhất để niềng răng chỉnh nha?

Độ tuổi niềng răng đóng vai trò quan trọng quyết định đến thời gian niềng và hiệu quả niềng. Thực tế, đây là phương pháp áp dụng được cho nhiều độ tuổi khác nhau giúp cải thiện tình trạng hô, móm, thưa, lệch lạc…

Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa thì độ tuổi thích hợp nhất để chỉnh nha là từ 12 – 18 tuổi. Đây là độ tuổi răng vĩnh viễn đã mọc hoàn chỉnh và xương hàm đang trong giai đoạn phát triển. Do đó, nếu thực hiện niềng răng trong độ tuổi này sẽ mang lại hiệu quả cao. Nhưng thực tế hiện nay vẫn còn nhiều độ tuổi khác nhau quyết định chỉnh nha. Điều này hoàn toàn có thể.

Niềng răng diễn ra trong bao lâu sẽ hoàn thành?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, niềng răng bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:

- Độ tuổi niềng răng

Nếu niềng răng trong độ tuổi từ 12 – 18 tuổi thì thời gian sẽ nhanh hơn khi bạn trên 25 tuổi.

- Mức độ lệch lạc của răng

Với mỗi tình trạng răng khác nhau thì thời gian niềng sẽ khác nhau. Những trường hợp răng lệch lạc nhẹ đương nhiên thời gian sẽ ngắn hơn. Còn với trường hợp phức tạp đòi hỏi thời gian lâu hơn.

- Loại mắc cài sử dụng

Hiện nay có nhiều loại mắc cài chỉnh nha khác nhau. Với mỗi loại sẽ có hiệu quả cũng như tính thẩm mỹ chênh lệch nhau. Do đó, thời gian niềng răng cũng phụ thuộc vào yếu tố này.

- Phác đồ chỉnh nha của bác sĩ

Nếu bạn thực hiện theo đúng phác đồ của bác sĩ thời gian sẽ nhanh hơn việc bạn đi sai. Đồng thời, với bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm cũng sẽ giúp quá trình này hiệu quả và nhanh hơn.

Như vậy có thể thấy, thời gian niềng răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, thông thường sẽ từ 18 – 24 tháng tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Liệu niềng răng có đau không?

Niềng răng là phương pháp sử dụng lực siết của dây cung để di chuyển răng. Đồng thời, trong một số trường hợp phải nhổ bớt răng để tạo khoảng trống cho răng di chuyển. Do đó, trong quá trình này các bạn sẽ cảm thấy khó chịu, đau nhức và nhất là khi răng bắt đầu dịch chuyển.

Bên cạnh đó, niềng răng có đau không còn phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ. Với những bác sĩ dày dặn kinh nghiệm sẽ giảm được tình trạng đau nhức. Vì vậy, các bạn đừng quá lo lắng bởi bất kỳ ai cũng sẽ trải qua nhưng thực tế không đau như bạn tưởng.

Chỉnh nha có làm răng yếu đi không?

Nhiều người phân vân không biết niềng răng xong có khiến răng yếu đi không. Theo các bác sĩ chuyên khoa điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu trong quá trình niềng gặp phải các vấn đề như:

- Kỹ thuật niềng răng không tốt và bộ khí cụ niềng răng được từ vật liệu chất lượng kém.

- Quá trình niềng bác sĩ gắn mắc cài chưa chuẩn, dây cung và dây thun không đủ lực siết chuẩn xác. Từ đó khiến răng di chuyển không đúng vị trí, di chuyển chậm…

- Lực siết quá mạnh khiến răng đau nhức, xương ổ răng bị tiêu, giảm tuổi thọ chân răng… Từ đó gây ảnh hưởng tới việc ăn nhai và khiến răng bị yếu đi.


- Lực kéo quá mạnh trong khi xương hàm chưa ổn định cũng làm hàm và răng bị tổn thương, yếu đi.

- Bệnh nhân mắc bệnh lý về răng miệng trước khi chỉnh nha mà không được điều trị. Việc này khiến răng bị yếu dần đi khi chịu lực kéo.

- Không có chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý và cẩn thận trong quá trình niềng. Đồng thời, không kiêng đồ ăn có hại cho răng.

- Điều kiện sức khỏe của người niềng không đáp ứng được nhưng vẫn cố tình niềng. Từ đó, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và làm răng yếu đi.

Với những thông tin được cung cấp trên đây, hy vọng đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc niềng răng là gì? Đồng thời, qua đó biết được những lợi ích mà niềng răng mang lại. Qua đó, cũng biết về các loại niềng và lựa chọn cho mình phương pháp niềng răng phù hợp.

------- ⭐⭐⭐⭐⭐ -------

🦷 NHA KHOA TENSHI 🦷

⏰ Thời gian làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h00 - 19h00 | Chủ nhật: 8h00 - 17h00
📌 51B Phan Đình Phùng, Phường 1, TP. Đà Lạt
☎ Hotline đặt hẹn: 0939 365 338
🗯 Comment hoặc Inbox để được tư vấn từ bác sĩ: https://m.me/Nhakhoatenshi
🔗 Zalo Nha khoa Tenshi: https://zalo.me/329388200482646404

Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài viết mới